Xsmb 100 Ngay

Biến lông gà thành... phân bónTrước kia, anh Thi&e husky và sư tôn mèo trắng của hắn truyện tranh

【husky và sư tôn mèo trắng của hắn truyện tranh】Chàng trai thu về hơn 200 triệu đồng/tháng nhờ thứ bỏ đi này...

Biến lông gà thành... phân bón

Trước kia,àngtraithuvềhơntriệuđồngthángnhờthứbỏđinàhusky và sư tôn mèo trắng của hắn truyện tranh anh Thiên từng thu mua lông gà rồi bỏ sỉ lại cho thương lái và bán cho các chủ vườn. Sau này, anh cũng thử dùng lông gà bón cho cây và nhận thấy khá nhiều công dụng từ thứ tưởng chừng như bỏ đi này. Tuy nhiên, nếu bón trực tiếp lông gà xuống gốc cây sẽ rất khó phân hủy, tạo ra nhiều vi khuẩn có thể gây mầm bệnh cho cây và bốc mùi hôi. Do đó, anh cùng cộng sự nghĩ đến việc biến lông gà thành phân bón.

Chàng trai xứ Quảng sản xuất thành công phân bón hữu cơ từ lông gà Ảnh: NVCC

Chàng trai xứ Quảng sản xuất thành công phân bón hữu cơ từ lông gà

NVCC

"Lông gà nếu không dùng đến thì khi vứt ra môi trường sẽ bốc mùi hôi, gây ô nhiễm. Nhưng nếu biến thứ này thành phân bón sẽ cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng cho cây, tốt cho đất và góp phần bảo vệ môi trường. Cho nên mình bắt đầu nghiên cứu, tìm cách để tạo thành phân bón", anh Thiên chia sẻ.

Tuy nhiên, trong quá trình bắt tay thực hiện, anh Thiên gặp rất nhiều khó khăn, nếm mùi thất bại không biết bao nhiêu lần bởi không có kiến thức về lĩnh vực này. "Mình phải tự học hỏi, tìm tòi và nghiên cứu mọi thứ nên thời gian đầu đụng đâu hư đó. Có thời điểm mình suy sụp tinh thần, vì đã bỏ nhiều công sức và tiền bạc nhưng không có kết quả gì", chàng trai tâm sự.

Tuy nhiên, nhận thấy nhiều công dụng và hiệu quả mà loại phân bón này mang lại nên anh Thiên lại tiếp tục. Sau hơn 1 năm kiên trì nghiên cứu, rút kinh nghiệm, anh đã thành công với sản phẩm phân bón từ lông gà.

Chia sẻ về quá trình tạo ra được loại phân bón dạng viên nén này, anh Thiên cho biết: "Lông gà sau khi mua về mình sẽ ủ với tro, trấu và men vi sinh, sau đó tiệt trùng ở nhiệt độ cao. Quá trình này giúp khử được những vi khuẩn gây hại, đồng thời tạo nên những vi khuẩn có lợi cho cây và đất. Sau khoảng 45 - 50 ngày, lông gà phân hủy hết mình sẽ phơi khô và tạo thành viên".

Hiện tại, mỗi tháng anh Thiên thu gom khoảng 50 - 60 tấn lông gà từ các lò mổ ở Quảng Nam và Đà Nẵng để sản xuất phân bón rồi phân phối đến nhiều tỉnh, thành.

Tốt cho cả cây và đất

Không phải ngẫu nhiên mà mới cho ra mắt trên thị trường nhưng loại phân bón từ lông gà của anh Thiên đã được nhiều nông dân tin dùng. Bởi lẽ, loại phân này không chỉ tốt cho cây mà còn thân thiện với môi trường và làm lợi cho đất.

"Loại phân bón từ lông gà không chỉ giúp bộ rễ, cành lá phát triển mạnh mà còn có thể tái tạo đất bằng cách tạo ra giun giúp đất tơi xốp; đồng thời giúp giảm các vấn đề về mầm bệnh và nấm mốc cho cây. Hơn nữa, khi cây được bón phân này sẽ giúp tạo ra những sản phẩm sạch, an toàn cho sức khỏe con người, không ảnh hưởng đến môi trường", anh Thiên chia sẻ.

Từ lông gà bỏ đi, anh Thiên làm thành phân bón dạng viên nén

Từ lông gà bỏ đi, anh Thiên làm thành phân bón dạng viên nén

NVCC

Sau khi mang phân từ lông gà đi kiểm định, anh Thiên bất ngờ vì hàm lượng dinh dưỡng vượt trội mà loại phân bón này mang lại, trong đó chất hữu cơ tự nhiên lên đến hơn 70%. Tuy nhiên, anh cũng lưu ý rằng loại phân này chỉ giúp phát triển mạnh về rễ, lá và cành. Cho nên nếu cần nuôi quả thì phải bổ sung thêm các loại phân bón khác. "Sắp tới mình sẽ cố gắng cải thiện, bổ sung thêm để sản phẩm tốt hơn", anh nói.

Trong quá trình sản xuất, anh Thiên đặc biệt lưu tâm đến vấn đề môi trường. Do đó, anh đầu tư máy móc xử lý mùi hôi nên không ảnh hưởng môi trường xung quanh. "Mục đích sâu xa mình hướng đến là sức khỏe con người và yếu tố môi trường nên những gì gây ảnh hưởng xấu thì sẽ không làm. Khi tạo ra sản phẩm mang lại nhiều hiệu quả, giúp ích được cho người nông dân mình vui lắm", chàng trai 9X chia sẻ.

Đã mua hàng trăm ký phân bón từ lông gà của anh Thiên, ông Lê Trung Hoa (40 tuổi), ngụ H.Duy Xuyên, chia sẻ: "Trước kia chỉ dùng lông gà bón trực tiếp cho cây, nhưng sau khi sử dụng loại phân bón này tôi nhận thấy hiệu quả vượt trội. Tôi đã thử nghiệm với cây mai và nhiều loại cây hoa màu khác. Sau khi bón phân khoảng hơn 1 tuần thì cây ra rất nhiều chồi non. Tôi cũng nhận thấy từ khi sử dụng phân bón này đất đai màu mỡ, tơi xốp hơn chứ không bị cằn cỗi như khi dùng các loại phân hóa học. Ở vụ tới, tôi sẽ thử bón phân này cho cây lúa, hy vọng sẽ cho năng suất cao".

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap